Chơ nổi Phụng Hiệp như những bông sen đong đưa trên dòng sông trĩu nặng phù sa. Từng dòng người nhấp nhô trên những cánh hoa như những đàn ong cần mẫn say sưa đang hút mật. Sức sống và hương vị của miền sông nước Nam Bộ mà ba chàng trai miền Trung gọi đó là “ Hoa Phương Nam” … Một ý tưởng lãng mạn về đất Phương Nam…
Mỗi con thuyền được thiết kế như một cánh sen, với mái thuyền mềm mại và uyển chuyển. Thuyền chia làm hai khoang, khoang dưới để buôn bán và khoang trên để sinh hoạt, rất thuận tiện cho cư dân vùng sông nước trong mùa lũ. Kiểu thuyền dựa trên hình dáng của thuyền truyền thống đang được sử dụng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay và sử dụng vật liệu địa phương như tre, gỗ để làm thuyền. Cầu tàu được thiết kế nhô ra mặt sông và phía ngoài là một mặt tròn. Xung quanh vòng tròn của cầu tàu được cắm những chiếc sào tre – cũng được thiết kế cách điệu, đen xen vào nhau theo hình nhụy hòa ‘ để khi trời mưa có thể phủ bạt lên và mọi sinh hoạt buôn bán vẫn diễn ra bình thường’. Và khi cập cầu tàu , những con thuyền sẽ ghép lại với nhau tạo thành những đóa sen dập dềnh trên sông nước…
Với một hình thức kiến trúc mới ‘Hoa Phương Nam” có thể xuất hiện khắp miền sông nước Nam Bộ.
Chính hiện trạng buôn bán của các chợ nổi đã khơi dậy ở ba chàng trai miền Trung ý tưởng “Hoa Phương Nam” này. Hãy nghe Minh lý giải: “Chợ nằm ngay ngã ba, giao lộ của nhiều con sông và kênh rạch đổ về. Đây cũng là đầu mối giao lưu, trao đổi buôn bán từ các nơi hợp về. Chợ ngày càng phát triển và trở thành một địa danh nổi tiếng của miền Tây. Chính sự phát triển tự phát đã làm bộ mặt chợ ngày càng xấu đi như: buôn bán lộn xộn trên sông làm mất vẻ đẹp cảnh quan sông nước, gây khó khăn giao thông đường thủy, mất an ninh, trật tự, xả rác bừa bãi xuống sông làm ô nhiễm môi trường, và quan trọng hơn buôn bán lộn xộn như vậy nên chưa có hiệu quả cao…” Chợ nổi Phụng Hiệp trong “ Hoa Phương Nam” sẽ như đóa sen giữ được nét văn hóa đẹp và độc đáo của Nam Bộ mà còn như được tạo thêm một nét đẹp mới cho miền Nam sông nước...